
Dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong việc điều trị và chăm sóc cho người bị phù mạch bạch huyết. Phần hướng dẫn này nằm trong chương 3 của cuốn Lymphedema and Lipedema Nutrition Guide: foods, vitamins, minerals, and supplements by Chuck Ehrlich, Emily Iker, MD, Karen Herbst, PhD, MD, Linda-Anne Kahn, CMT, CLT-LANA, Dorothy D. Sears, PhD, Mandy Kenyon, MS, RD, CSSD, and Elizabeth McMahon, PhD (Lymph Notes, 2016).
Chế độ ăn được đề nghị bao gồm:
Ăn thực phẩm toàn phần, đa phần là rau củ quả, bao gồm các loại rau củ quả có 7 sắc cầu vồng, và thực phẩm lên men. Thêm gia vị vào cho hợp khẩu vị.
Tránh thêm đường vào thức ăn càng nhiều càng tốt (đặc biệt đường fructose), ngũ cốc tinh luyện (đặc biệt ngũ cốc có gluten) và chất béo được thay đổi bằng hóa chất (chemically modified fats). Hạn chế ăn các sản phẩm từ động vật và thực phẩm có nhiều muối.
Thực phẩm toàn phần là lựa chọn tốt nhất vì các thực phẩm chế biến sẵn đều có thêm đường, muối, sản phẩm từ đậu nành, mỡ có hại, và các phụ gia không tốt cho sức khỏe. Nước ép trái cây (ngoại trừ nước ép rau cải xanh), chỉ nên dùng cho những người không thể ăn thực phẩm dạng rắn (solid food) vì qua quá trình chế biến, nước ép trái cây đã loại bỏ đi chất xơ, phần dinh dưỡng quan trọng và tốt cho bộ máy tiêu hóa. Nên hạn chế uống nước trái cây vì chúng làm tăng đường huyết nhanh hơn là ăn trái cây nguyên dạng.
Hãy thay đổi chế độ ăn này nếu bạn là người ăn chay, không dung nạp gluten, bị dị ứng thức ăn, bị tiểu đường hay có các vấn đề khác liên quan tới chế độ ăn.
Các nhóm thực phẩm được đề nghị theo thứ tự ưu tiên:
1.Ăn ưu tiên: hàng ngày ăn đa dạng các nhóm thức ăn trong danh sách này với số lượng vừa phải, bao gồm ít nhất ½ cốc đậu, ½ cốc ngũ cốc nguyên hạt (vd yến mạch) hoặc rau củ có tinh bột (như khoai lang, khoai tây) và một cốc trái cây (cam bưởi hoặc chuối là tốt nhất).
2.Ăn với số lượng hạn chế: thực phẩm ăn với số lượng nhỏ hay vài lần/tuần, không quá 6-8 phần sản phẩm từ động vật mỗi tuần.
3.Ăn thỉnh thoảng hoặc không ăn: hãy ăn vào những dịp đặc biệt, nếu bạn vẫn muốn ăn chúng.
1.Ăn ưu tiên:
-Rau củ quả với màu sắc sặc sỡ và thơm ngon như các loại rau có màu xanh đậm, củ cải, củ dền, bắp, bí đỏ, ớt chuông, củ hành, tỏi, nấm, các loại rau gia vị.
-Đậu, lê-ghim: đậu đỏ, đậu đen, đậu bơ, đậu xanh, đậu trái cật…
-Các loại berries (tươi hay đông lạnh): như dâu tây, phúc bồn tử, dâu tằm, nam việt quất…
-Đa dạng các loại trái cây: táo, đào, lê, mận, chuối, cherries, nho, kiwi, xoài, đu đủ, thơm…
-Các loại khoai tây củ nhỏ có màu đỏ, tím…chứ không phải những loại khoai tây có quá nhiều tinh bột…
-Khoai lang
-Ngũ cốc nguyên hạt (không chứa gluten): hạt amaranth, gạo lức, tam giác mạch, hạt kê, yến mạch, diêm mạch…
-Thực phẩm lên men: nấm sữa kefir, sữa chua, thì là hay dưa muối (hạn chế tối đa số lượng muối), kim chi…
-Đậu nành hạn chế chế biến hoặc được làm lên men: đậu nành, tàu hủ, tương natto, miso, tempeh…
-Sữa hạt không đường: sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa hạt hemp…
-Cà phê, trà (trà đen, trà xanh, trà đỏ, trà trắng, trà thảo mộc, ca cao không đường…
2.Ăn số lượng hạn chế:
-Hạt brazil: ăn giới hạn khoảng 6 hạt nguyên (còn vỏ) hay 3 hạt đã bỏ vỏ rồi, hoặc dùng viên tpcn selenium. Không được dùng cả 2 cùng một lúc.
-Sô-cô-la: Dùng sô-cô-la đen chứa bằng hoăc hơn 70% cacao.
-Sản phẩm từ sữa (ưu tiên dùng loại organic): bơ hoặc bơ tinh (ghee), phô-mai (không phải loại phô-mai chế biến sẵn hoặc loại phết), phô mai làm từ sữa dê hoặc sữa cừu, sữa…
-Trứng nguyên quả (nếu có điều kiện mua loại organic).
-Cá: cá ngừ, cá hồi hoang dã, cá thu nhật, cá trích, cá mồi, cá cơm, và các loại hải sản giàu omega-3.
-Thịt: ưu tiên dùng thịt bò được nuôi bằng cỏ, thịt heo, thịt râu, thịt cừu…
-Thịt gà: ưu tiên loại organic, đã được loại bỏ da, thịt gà tây, thịt vịt.
-Các loại hạt: loại chưa chế biến, không có muối: hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hạt mắc-ca, hạt bí đỏ, hạt dẻ cười, hạt bồ đào, hạt mè, hạt hướng dương, quả óc chó.
-Dầu: dầu ô-liu nguyên chất, dầu quả bơ, dầu quả óc chó, dầu dừa, dầu hạt lanh, dầu hạt mắc-ca, dầu bơ ca-cao nguyên chất, dầu mè.
-Các loại sốt làm món rau trộn chứa chất béo lành với lượng đường và muối vừa phải.
-Đường và si-rô cây phong.
-Các loại gia vị: ớt, tương ớt, salsa, mù tạt, tương tamari, sốt tapenade, giấm (trắng, đỏ, giấm táo, balsamic)…
-Trái cây khô: mạn việt quất (chứa ít đường), nho chuỗi ngọc, chà là, sung Mỹ, mận (prune), nho khô.
-Rượu: ưu tiên rượu đỏ, không uống quá 3 lần (150ml)/tuần.
3.Ăn năm thì mười họa hay đừng ăn:
-Ngũ cốc chứa gluten: (lúa mì, đại mạch, lúa mạch đen): bánh mì, ngũ cốc ăn sáng, bông lan ga-tô, bánh quy, couscous, bánh quy giòn, bánh cupcakes, mì, bánh pancakes, mì ống, bánh pie, bánh pizza, bánh waffle…
-Thực phẩm thay thế không chứa gluten: bánh mì, nui, pizza, các loại bánh nướng…làm từ bột ngô, bột khoai tây, bột gạo, bột mì tinh…
-Thực phẩm chiên (bao gồm dạng đóng gói): bim bim, khoai chiên…
-Thịt đã chế biến hoặc đóng gói có chứa nitrates, nitrites, hoặc muối, vd như xúc xích…đã xử lý qua ở nhiệt độ cao.
-Thịt thay thế làm từ gluten, seitan hoặc từ đậu nành đã chế biến.
-Thực phẩm làm từ đậu nành: sữa công thức cho trẻ em, sữa đậu nành…
-Thức ăn dặm có chứa đường: kẹo, thanh năng lượng, kem…
-Các loại mứt, si-rô, sốt ngọt…
-Thức uống có đường, chất ngọt nhân tạo và dạng chất ngọt ăn kiêng: nước ngọt, trà, trà chế biến đóng chai, cà phê, và thức uống có chứa cà phê, thức uống năng lượng, nước uống trái cây.
-Chất béo xấu: dầu không bão hòa (dầu cọ, dầu hạt cọ), chất béo không bão hòa đa (dầu bắp, dầu hạt gòn, dầu hạt nho, dầu hoa rum, dầu nành, dầu hướng dương, chất béo không bão hòa, chất béo được thay đổi bằng hóa chất, bao gồm sốt mayonnaise thường và mayonnaise từ thực vật.
-Bia, rượu, nói chung thức uống có cồn.
Bài đọc thêm: